1. Bạc có giá trị bất biến và vĩnh cửu.
2. Bạc là một rào cản an toàn chống lại lạm phát, một lựa chọn an toàn trong suốt thời gian khủng hoảng tài chính:
Nhìn vào góc độ lịch sử thì vàng và bạc
luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau và cùng chức năng là kênh đầu tư
an toàn vào thời điểm mà nền kinh tế đang trong thời kỳ không ổn định.
Do đó rất nhiều người đầu tư cá nhân tại Châu Âu chuyển sang kênh đầu tư
bạc, trong vai trò là “vịnh tránh bão an toàn”.
Song song với diễn biến mua bạc tại Châu
Âu thì bạc còn được xem là “vàng của những người nghèo”, làn sóng mua
bạc này tiếp tục diễn ra với một tốc độ nhanh chóng tại nước như Ấn Độ
hay các nước vùng Châu Mỹ La Tinh. Điều này được nhận thấy rõ trong biểu
đồ “nhu cầu bạc trên thế giới” trong đó có mục “nguồn nhu cầu bạc không
được xác định”.
3. Nhiều người tin sự sụp đổ lâu dài của đồng USD và hệ thống tiền tệ thế giới:
Với giá bạc giao ngay được thao túng
thấp thế này, được giao dịch thấp hơn giá trị thực. Bạc không chỉ duy
trì lực mua mà còn thực hiện nhiều hơn vàng.
4. Bạc hiếm hơn vàng:
Trên bề mặt trái đất,
bạc hiếm hơn vàng 4 - 5 lần. Mặc dù vàng được sử dụng như kim loại công
nghiệp nhưng bạc được sử dụng nhiều hơn. Hầu hết tất cả vàng được khai
thác trên trái đất vẫn được lưu trữ hoặc lưu thông trên toàn thế giới
trong khi đó bạc được khai thác, chế biến và sử dụng ngay khi nó rời
khỏi mặt đất.
5. Bạc có vô số ứng dụng:
Bạc có ứng dụng trong
nghệ thuật, khoa học, công nghiệp, trang sức, đầu tư và hơn thế
nữa, trong đó bạc là nguồn nguyên liệu chủ đạo được dùng trong công
nghiệp và chiếm 90% sản lượng, điều đặc biệt hầu như bạc không được phục
chế lại.
Sự nâng cao chất lượng cuộc sống hiện
đại của chúng ta phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu này. Điều này thể hiện
rất rõ trong nhu cầu gia tăng một khối lượng bạc khổng lồ trong ngành
công nghiệp xanh chẳng hạn như những thiết bị Pin, tấm năng lượng mặt
trời, thiết bị điện, điện tử. Bên cạnh đó, bạc còn được ứng dụng trong
nghành y học nhằm phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe của con người.
6. So sánh yếu tố tăng trưởng giữa bạc và vàng:
Lịch sử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng theo %, bạc làm tốt hơn vàng.
Lịch sử chứng minh vàng và bạc được xem
là tài sản bảo vệ cuối cùng hàng ngàn năm. Trong lịch sử khi thị trường
kim loại quý tăng mạnh, bạc luôn chạy gấp 3-4 lần vàng.

Đồ thị so sánh tỷ lệ tăng trưởng giữa bạc và vàng
7. Bạc trở thành mặt hàng có nhu cầu đầu tư cao từ năm 2000:
Bên cạnh một khối lượng
khổng lồ nhu cầu bạc trong ngành công nghiệp thì không thể không kể đến
tầm quan trọng bạc trong chức năng là kênh đầu tư thứ cấp sau vàng của
những người dân ở Ấn Độ, những người tiết kiệm nhỏ ở Châu Âu, Bắc Mỹ và
những chủ doanh nghiệp nhỏ ở các nước Châu Mỹ La Tinh.
Vàng càng trở nên đắt đỏ bao nhiêu thì
giá trị của nó lớn lên bấy nhiêu hơn thế nữa giá trị của nó không dễ
chia nhỏ. Nhưng bạc thì ngược lại, sự chia nhỏ về mặt giá trị của nó
mang tính thực tiễn, vì nó có thể dành cho việc đảm bảo một sức mua nhỏ
mang tính hàng ngày.
Bạc đảm bảo cho sự bảo quản về mặt giá
trị và nguồn tài sản của những cá nhân nhỏ dưới hình thức những đồng xu
hay là dưới dạng thanh, thẻ.
Luồng ảnh hưởng của những cá nhân này
trong thị trường Bạc đã không được đánh giá một cách đúng đắn dưới cái
nhìn của những tổ chức tài chính Phương Tây, vì luồng ảnh hưởng này khó
có thể tính toán được.
Và mới đây thị trường đầu tư bạc được mở
rộng bởi Trung Quốc, vào tháng 5/2012 Trung Quốc đã chính thức ra mắt
sàn giao dịch bạc lớn nhất thế giới.
8. Cung không đủ Cầu:
Trước diễn biến gia tăng của nguồn cầu thì nguồn cung lại phải đối mặt với một sự hạn hữu của tự nhiên. Theo như cuốn giáo trình hóa học vô cơ, ấn bản 102 của các tác giả Arnold F.Holleman, Nils Wiberg, Egon Wiberg đã giải thích như sau: “Bạc là một một thành phần hiếm, thành phần này được xuất hiện trong vỏ trái đất với một thành phần tương thích khoảng chừng 0,079 ppm (tức là tương đương với 0,0000079%).
Trước diễn biến gia tăng của nguồn cầu thì nguồn cung lại phải đối mặt với một sự hạn hữu của tự nhiên. Theo như cuốn giáo trình hóa học vô cơ, ấn bản 102 của các tác giả Arnold F.Holleman, Nils Wiberg, Egon Wiberg đã giải thích như sau: “Bạc là một một thành phần hiếm, thành phần này được xuất hiện trong vỏ trái đất với một thành phần tương thích khoảng chừng 0,079 ppm (tức là tương đương với 0,0000079%).
Điều này lý giải cho việc nguồn cung bạc
trong tương lai từ sự khai thác mỏ sẽ trở nên ít đi và sự thu hồi bạc
từ những thiết bị thải hồi của ngành công nghiệp thì lại đòi hỏi một
lượng nhân công lớn, chi phí cao và hiệu quả của việc làm này thấp hơn
so với việc khai thác từ tự nhiên.
9. Bạc bị đánh giá thấp:
Đánh giá bạc quá thấp, tỷ lệ tương quan
bạc/vàng hiện khoảng 1/58, tỷ lệ đầu tư giá trị chuẩn là 1/15. Nguyên
nhân này không ngoại trừ yếu tố lũng đoạn thị trường của các tổ chức có
âm mưu thâu tóm thị trường bạc.

Bảng tỷ lệ giá vàng/bạc
(Theo BacMatTrang.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét